Kế hoạch Phát triển Kinh tế

2942 người đọc

Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch Phát triển kinh tế 2011-2015 là đẩy nhanh phát triển kinh tế theo hướng bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011 – 2015 đạt 7,0 - 7,5%/năm. Năm 2015, GDP bình quân đầu người khoảng 2.000 USD; cơ cấu GDP: nông nghiệp 17 - 18%, công nghiệp và xây dựng 41 - 42%, dịch vụ 41 - 42%; sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt 35% tổng GDP; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, giảm nhập siêu, phấn đấu đến năm 2020 cân bằng được xuất nhập khẩu. Vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm đạt 40% GDP. Tỉ lệ huy động vào ngân sách nhà nước đạt 23 - 24% GDP; giảm mức bội chi ngân sách xuống 4,5% GDP vào năm 2015. Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động. Tốc độ tăng dân số đến năm 2015 khoảng 1%. Tuổi thọ trung bình năm 2015 đạt 74 tuổi. Tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm. Tỉ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt 42 - 43%...

Các giải pháp thực hiện 

 

1. Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế

 

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược phát triển doanh nghiệp; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, áp dụng các hình thức thu hút đầu tư đa dạng, hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực cho phát triển. Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ công nghệ cao và các giải pháp đổi mới công nghệ, chế tạo sản phẩm mới... tham gia ngày càng nhiều và có hiệu quả vào những khâu, công đoạn có hàm lượng khoa học, giá trị gia tăng cao trong mạng sản xuất và phân phối toàn cầu.

Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc làm và thu nhập; khuyến khích, tạo thuận lợi để người lao động học tập, nâng cao trình độ, tay nghề, đồng thời có cơ chế, chính sách phát hiện, trọng dụng nhân tài. Phát huy tiềm lực khoa học, công nghệ của đất nước, nâng cao nhanh năng suất lao động xã hội và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Tăng cường liên kết, khai thác, phát huy đúng tiềm năng, thế mạnh của từng vùng kinh tế; tạo điều kiện cho phát triển và phát huy vai trò đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm, tạo sức lan toả, lôi cuốn các vùng kinh tế khác.


 

2. Phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh

 

Cơ cấu lại, xây dựng nền công nghiệp theo hướng phát triển mạnh những ngành có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, từng bước có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu. Ưu tiên phát triển và hoàn thành những công trình then chốt về cơ khí chế tạo, sản xuất máy móc, thiết bị thay thế nhập khẩu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng; công nghiệp công nghệ cao sản xuất linh kiện điện tử, máy tính, công nghiệp dầu khí, điện, than, khai khoáng, hoá chất, luyện thép, xi măng, phân đạm..., công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp quốc phòng, an ninh với trình độ công nghệ ngày càng cao, sạch, tiêu tốn ít nguyên liệu, năng lượng, tăng sức cạnh tranh và giá trị gia tăng.

Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là công nghiệp sản xuất trang thiết bị, máy móc làm đất, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản, sản phẩm xuất khẩu; sản xuất phân bón, thức ăn cho chăn nuôi và thuốc bảo vệ động, thực vật...

Phát triển mạnh công nghiệp xây dựng và phát triển hợp lý công nghiệp sử dụng nhiều lao động, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động. Tập trung phát triển thiết bị nâng đỡ, bốc xếp ở các cảng biển, sân bay, sản xuất ôtô, đầu máy, toa xe, các phương tiện vận tải nặng, các tàu vận tải biển và sông; máy móc thi công cầu, đường, sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu xây dựng chất lượng cao, thiết bị điện và thiết bị viễn thông. Từng bước nâng cao trình độ thiết kế, quy hoạch, chất lượng xây dựng; hiện đại hoá công nghiệp xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước và đấu thầu quốc tế.

Phát triển năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghiệp có công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao, nhất là các máy điều khiển kỹ thuật số, hệ thống tự động hoá, có khả năng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu, nâng cao tỉ lệ nội địa hoá sản phẩm...; nhanh chóng hình thành một số viện công nghệ công nghiệp, viện công nghệ thăm dò và khai thác khoáng sản nước ta có thế mạnh, viện công nghệ nông nghiệp, đủ sức nghiên cứu, phát minh, sáng chế kỹ thuật, công nghệ; gắn kết chặt chẽ các cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo với các đơn vị sản xuất kinh doanh.

Bố trí hợp lý công nghiệp trên các vùng; phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm, tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao; đẩy mạnh việc xây dựng các khu công nghệ cao; hình thành và phát triển các khu kinh tế tổng hợp ven biển và các khu kinh tế cửa khẩu.

Phấn đấu giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng bình quân 5 năm 2011-2015 tăng 7,8 - 8%/năm.


 

3. Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn

 

Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hoá, áp dụng công nghệ hiện đại (nhất là công nghệ sinh học); bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hoá, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn. Thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ “bốn nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước) và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn. Phát triển các hiệp hội nông dân và các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt động thiết thực, có hiệu quả.

Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, gắn sản xuất với chế biến và thị trường, mở rộng xuất khẩu. Giữ vững diện tích đất trồng lúa theo quy hoạch, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và tăng giá trị xuất khẩu gạo. Mở rộng diện tích, áp dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng các loại rau, màu, cây ăn quả, cây công nghiệp có lợi thế. Phát triển nhanh ngành chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp với công nghệ tiên tiến.

Phát triển lâm nghiệp toàn diện, bền vững, trong đó chú trọng cả rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; tăng diện tích trồng rừng và độ che phủ rừng trên cơ sở khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ để người dân có thể sống, làm giàu từ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; hình thành các tổ hợp trồng rừng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến lâm sản và phát triển các vùng rừng chuyên môn hoá bảo đảm đáp ứng ngày càng nhiều hơn nguyên liệu trong nước cho công nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, giấy.

Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản đa dạng theo quy hoạch, phát huy lợi thế từng vùng gắn với thị trường; coi trọng hình thức nuôi công nghiệp, thâm canh là chủ yếu đối với thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn; gắn nuôi trồng với chế biến bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh việc đánh bắt hải sản xa bờ với ứng dụng công nghệ cao trong các khâu tìm kiếm ngư trường, đánh bắt và hiện đại hoá các cơ sở chế biến thuỷ sản. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, cơ sở dịch vụ phục vụ nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản.

Xây dựng nông thôn mới: Quy hoạch phát triển nông thôn và phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động. Triển khai có hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm.

Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo và các đối tượng chính sách, chương trình nhà ở cho đồng bào vùng bão, lũ; bố trí hợp lý dân cư, bảo đảm an toàn ở những vùng ngập lũ, sạt lở núi, ven sông, ven biển.

Phấn đấu giá trị gia tăng nông nghiệp bình quân 5 năm đạt 2,6 - 3%/năm. Tỉ trọng lao động nông nghiệp năm 2015 chiếm 40 - 41% lao động xã hội. Thu nhập của người dân nông thôn tăng 1,8 - 2 lần so với năm 2010.


 

4. Phát triển các ngành dịch vụ: tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao

 

Ưu tiên phát triển và hiện đại hoá các dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, thương mại, du lịch, vận tải, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ. Có cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng hàng hoá sản xuất trong nước, mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại trong nước ở tất cả các vùng; hoàn thiện hệ thống phân phối để xác lập vị thế vững chắc của doanh nghiệp trong nước trên thị trường bán lẻ. Đẩy mạnh và khuyến khích xuất khẩu, đặc biệt là những mặt hàng mới, sản phẩm chế biến, chế tạo có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng cao; giảm mạnh xuất khẩu nguyên liệu, khoáng sản, sản phẩm thô. Hình thành các trung tâm thương mại - dịch vụ lớn, vừa là trung tâm giao thương trong nước, vừa là cửa ngõ giao thương với nước ngoài tại Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Xây dựng một số trung tâm du lịch lớn trong nước, gắn kết có hiệu quả với các trung tâm du lịch lớn của các nước trong khu vực.

Phấn đấu khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng GDP và gấp ít nhất 1,3 lần tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất sản phẩm vật chất; tốc độ tăng trưởng dịch vụ bình quân 5 năm đạt 8 - 8,5%/năm.


 

5. Tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế

 

Phát triển có trọng tâm, trọng điểm và đầu tư tập trung, dứt điểm, kiên quyết hoàn thành những công trình kết cấu hạ tầng kinh tế then chốt theo hướng hiện đại và tương đối đồng bộ ở các vùng động lực phát triển, các khu công nghệ cao, các khu công nghiệp, khu kinh tế. Hoàn thiện cơ bản mạng lưới giao thông thiết yếu, đường ven biển, đường vành đai biên giới. Hiện đại hoá một số sân bay, cảng biển quan trọng và một số tuyến đường bộ trọng yếu nối kết với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Tiếp tục hoàn thiện theo hướng hiện đại hệ thống giao thông đô thị, tập trung giải quyết tình trạng ách tắc giao thông và ngập úng ở Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời phát triển đồng bộ hệ thống vận tải địa phương, phấn đấu hầu hết xã, cụm xã có đường ôtô đến trung tâm (trừ các xã có địa hình, địa lý đặc biệt khó khăn).

Phát triển nhanh nguồn điện bảo đảm đủ điện cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân; hoàn chỉnh hệ thống truyền tải điện gắn với bảo đảm vận hành an toàn, phấn đấu giảm 1/3 mức điện tổn thất so với hiện nay. Hiện đại hoá bưu chính - viễn thông và hạ tầng công nghệ thông tin đủ sức bảo đảm nhu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Xây dựng các công trình thuỷ lợi đa mục tiêu, nâng cao năng lực tưới tiêu chủ động cho các loại cây trồng; xây dựng thêm hồ chứa nước ở vùng thường xuyên bị khô hạn, hệ thống đê sông, đê biển. Phát triển hệ thống cung cấp đủ nước sạch cho đô thị, khu công nghiệp và dân cư nông thôn.

Xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn, nước, khí thải và các công trình bảo vệ môi trường. Sớm hoàn chỉnh hệ thống dự báo khí hậu, thời tiết và cơ sở nghiên cứu về biến đổi khí hậu toàn cầu để nâng cao năng lực dự báo, phòng, chống, hạn chế tác hại của thiên tai.


 

6. Phát triển kinh tế - xã hội hài hoà giữa các vùng, đô thị và nông thôn

 

Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng với tầm nhìn dài hạn, tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng theo quy hoạch, khắc phục tình trạng đầu tư trùng lặp, thiếu liên kết giữa các địa phương trong vùng; đồng thời tăng cường sự liên kết, phối hợp giữa các vùng để các vùng đều phát triển, từng bước giảm bớt chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa các vùng. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế, lãnh thổ trọng điểm tạo động lực cho nền kinh tế. Tăng cường chính sách hỗ trợ phát triển các vùng còn nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đối với vùng đồng bằng: Tập trung phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ công nghệ cao, hình thành và phát huy vai trò các trung tâm đô thị lớn và các khu công nghiệp, khu kinh tế. Sử dụng quỹ đất tiết kiệm, có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển kinh tế theo chiều sâu, tận dụng chiều cao không gian. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, phát triển các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, thâm canh, các khu nông nghiệp công nghệ cao, gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến, thị trường trong nước và xuất khẩu. Giãn bớt sự tập trung quá mức về công nghiệp và đô thị ở vùng đồng bằng sông Hồng; có biện pháp cụ thể để chủ động hạn chế những tác hại do nước biển dâng đối với vùng đồng bằng sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đối với vùng trung du, miền núi: Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, tận dụng cơ hội giao thương với Trung Quốc, Lào, Campuchia và các vùng đồng bằng, ven biển; khai thác hợp lý, có hiệu quả tiềm năng thuỷ điện, khoáng sản, phát triển thuỷ lợi kết hợp với thuỷ điện; sử dụng hiệu quả đất nông, lâm nghiệp, hình thành các vùng sản xuất lớn cây công nghiệp, cây ăn quả tập trung, rừng nguyên liệu giấy, gỗ và chăn nuôi đại gia súc. Tiếp tục giao đất, giao rừng, hỗ trợ lương thực để nhân dân trồng và bảo vệ rừng. Nâng cao dân trí, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân; có chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ, bộ đội, công an, nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vùng biên cương của Tổ quốc, bảo vệ rừng và nguồn nước.

Đối với vùng ven biển, biển và hải đảo: Phát triển kinh tế ven biển, biển và hải đảo theo định hướng Chiến lược biển đến năm 2020. Xây dựng hợp lý hệ thống cảng biển, các khu công nghiệp, khu kinh tế, đô thị ven biển gắn với phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, khai thác, chế biến dầu khí, vận tải biển, du lịch biển. Phát triển mạnh kinh tế đảo, khai thác hải sản xa bờ gắn với tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và giữ vững chủ quyền vùng biển quốc gia. Đẩy mạnh việc điều tra cơ bản đối với một số loại tài nguyên biển quan trọng.

Phát triển hài hoà giữa thành thị và nông thôn. Phát triển đô thị phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, theo quy hoạch dài hạn, không khép kín theo ranh giới hành chính và xử lý đúng mối quan hệ giữa đô thị hoá và hiện đại hoá nông thôn. Đẩy mạnh việc đưa công nghiệp và dịch vụ về nông thôn để hạn chế tình trạng nông dân ra các thành phố, đồng thời không để một khu vực lãnh thổ rộng lớn nào trống vắng đô thị.

Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị và đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở các đô thị lớn, nhất là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hình thành hệ thống đô thị vừa và nhỏ theo hướng phân bố hợp lý trên các vùng, khắc phục tình trạng tự phát trong phát triển đô thị. Xây dựng đô thị ven biển cần tính đến nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Hỗ trợ quy hoạch, xây dựng, tổ chức tốt hơn các điểm dân cư nông thôn theo hướng sạch, đẹp, văn minh.

 

Xem các bài viết liên quan:

 

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ:
 
CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ & SỞ HỮU TRÍ TUỆ
 
 
 

Liên hệ Tư vấn thủ tục; Hồ sơ; Báo phí:

Vui lòng gọi: 0983.372401 - 0914.900680

 

Websites:

http://giayphepkinhdoanh.org: Chuyên trang Lập cty, Thay đổi ĐKKD cty

http://dangkybanquyen.net.vn Chuyên trang Đăng ký Logo, Nhãn hiệu, Bản quyền

http://thutucdautu.net Chuyên trang Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

 

Văn phòng Giao dịch

Phòng 1003, Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, số 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04.3992.7805 - Email: LuatTueNguyen@gmail.com

 

Các dịch vụ khác
Văn phòng Hà Nội

Địa chỉ: Phòng 1003, Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, số 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04.3992.7805

Hotline: 0983.372401 - 0914.900680

Email: luattuenguyen@gmail.com

Văn phòng tại TP.HCM

Địa chỉ: Số 79, phố Trương Định, phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM

Hotline: 0983.372401 - 0914.900680

Thực thi Quyền Sở hữu trí tuệ

Văn phòng Hà Nội - Xem Bản đồ

Địa chỉ: Phòng 1003, Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, số 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04.3992.7805

Hotline: 0983.372401 - 0914.900680

Email: LuatTueNguyen@gmail.com

Văn phòng TP.HCM - Xem Bản đồ

Địa chỉ: Số 79 Trương Định, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM

Hotline: 0914.900680

Email: LuatTueNguyen@gmail.com

Công ty Luật tư vấn và đại diện Quý khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý về Doanh nghiệp (Thành lập, sửa đổi, sáp nhập, giải thể v.v..), Sở hữu trí tuệ (Bảo hộ logo, bản quyền, sáng chế, xử lý vi phạm....), Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Xin cấp, Điều chỉnh GCN Đầu tư, lập Công ty liên doanh...), Các loại giấy phép con (GP An toàn vệ sinh thực phẩm, ICP, Mạng XH trực tuyến, Sàn Giao dịch TM điện tử...)

Copyright © 2013. All rights reserved. / Thiết kế web HTSB