A PHP Error was encountered

Severity: Notice

Message: Undefined property: stdClass::$vi_desc

Filename: controllers/main.php

Line Number: 98

Về Công ty 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức công ty TNHH thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài trước đây có được xem là hình thức công ty TNHH theo Luật Doanh nghiệp hiện nay không?

Theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài trước đây, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn (Điều 6, Điều 15 Luật Đầu tư nươc ngoài);

Tại Điều 6 Nghị định 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định về việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài trước đây được đăng ký lại hoặc chuyển đổi theo các hình thức sau:

 

Loại hình doanh nghiệp theo
Giấp phép đầu tư
Loại hình doanh nghiệp sau khi
đăng ký lại hoặc chuyển đổi
1. Theo thủ tục đăng ký lại

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có 1 chủ sở hữu

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

-         DN Liên doanh

-         Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có từ 2 chủ sở hữu

Công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên

2. Theo thủ tục chuyển đổi

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có 1 chủ sở hữu

Công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên

-         DN Liên doanh

-         Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có từ 2 chủ sở hữu

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

 

Như vậy, về nguyên tắc, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập theo hình thức công ty TNHH theo Luật Đầu tư nước ngoài trước đây được xem là công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật Doanh nghiệp hiện nay.
 

Thế nào gọi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 của Luật Đầu tư 2005 định nghĩa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại ViệtNam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.

 

Pháp luật hiện hành quy định tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

 

Bên cạnh các quy định của pháp luật áp dụng chung, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên và để thuận lợi cho công tác quản lý đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và về đầu tư áp dụng riêng đối với đầu tư nước ngoài về lĩnh vực đầu tư có điều kiện, về quy định trong việc thành lập công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, về thủ tục đầu tư, về đầu mục hồ sơ dự án đầu tư và về địa điểm thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

 

Doanh nghiệp FDI thực hiện sản xuất hàng hóa tại Việt Nam có được quyền phân phối tại Việt Nam không?

Quyền phân phối đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chỉ dành cho những doanh nghiệp nàođã đăng ký kinh doanh ngành phân phối. Vì vậy, những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam nếu muốn mở cơ sở bán lẻ để bán các sản phẩm do mình sản xuất hoặc nhập khẩu thì phải có đăng ký kinh doanh ngành phân phối (đã đăng ký khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh bổ sung) và tuân thủ các quy định về lộ trình phân phối đối với loại sản phẩm liên quan.

Doanh nghiệp FDI được quyền nhập khẩu có đồng thời được thực hiện quyền phân phối hàng hóa không?

Theo cam kết, quyền nhập khẩu không gắn với quyền phân phối. Vì vậy, các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhập khẩu sản phẩm muốn phân phối các sản phẩm này phải đăng ký thêm quyền phân phối đối với sản phẩm này. Nếu không có quyền phân phối sản phẩm thì sau khi nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp nhập khẩu có thể bán lại cho các cá nhân, doanh nghiệp khác có quyền phân phối hàng hóa đó.

 

Hộp 7 – Pháp luật Việt Nam về quyền phân phối sản phẩm nhập khẩu của doanh nghiệp FDI


Theo quy định tại Thông tư 09/2007/TT-BTM của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu sau khi nhập khẩu hàng hóa được bán mỗi nhóm hàng nhập khẩu cho một thương nhân có đăng ký kinh doanh mua bán hoặc có quyền phân phối nhóm hàng đó. 


Nếu doanh nghiệp có cả quyền nhập khẩu và quyền phân phối hàng hóa thì sau khi nhập khẩu sẽ được phân phối các sản phẩm của mình.


Như vậy Thông tư đã ghi nhận đúng các cam kết trong WTO của Việt Nam về vấn đề này.

 

 

Nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài được phép phân phối những mặt hàng nào?

Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở cửa các dịch vụ phân phối đối với tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam kể từ ngày 11/1/2007, trừ một số mặt hàng thuộc các nhóm sau đây:

 

-  Thuốc lá và xì gà; 
-  Sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình;
-  Kim loại quý và đá quý;
-  Dược phẩm;
-  Thuốc nổ;
-  Dầu thô và dầu đã qua chế biến;
-  Gạo, đường mía và đường củ cải.  

 

Việc hạn chế phân phối những loại mặt hàng này được dỡ bỏ dần theo lộ trình (giảm dần các mặt hàng thuộc diện bị cấm phân phối đối với nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài).

Ngoại lệ:

 

Hạn chế về loại hàng hóa được phép phân phối này không áp dụng đối với các nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam trước ngày 11/1/2007 (thời điểm Việt Nam gia nhập WTO) nếu giấy phép đầu tư cho phép họ phân phối các mặt hàng này.

 

Mức phạt vi phạm trong hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là bao nhiêu?

Điều 15. Vi phạm quy định về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư ngước ngoài tại Việt Nam

 

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

 

a) Kê khai không trung thực nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép lập cơ sở    bán lẻ;

 

b) Không khai báo về việc mất Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép lập cơ sở bán lẻ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

 

c) Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

 

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

 

a) Không thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định khi thay đổi một trong các nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép lập cơ sở bán lẻ;

 

b) Không thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép lập cơ sở bán lẻ trong trường hợp Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép lập cơ sở bán lẻ bị mất, bị rách, bị nát, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác theo quy định.

 

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

 

a) Tổ chức mạng lưới mua gom hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu trái với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

 

b) Tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hoá tại Việt Nam trái với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

 

c) Kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam hoặc không phù hợp với pháp luật Việt Nam;

 

d) Hoạt động ngoài phạm vi nội dung được ghi trong Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép lập cơ sở bán lẻ;  

 

đ) Lập cơ sở bán lẻ trái phép tại Việt Nam.

 

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động sau khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hoặc Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hết hạn không được gia hạn. 

 

5. Ngoài việc áp dụng các hình thức xử phạt nêu trên, người có thẩm quyền xử phạt phải kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đối với vi phạm quy định tại Điều này.

 

Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào?

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:

 

- Biên bản họp các cổ đông, thành viên trước thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

 

- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

 

- Soạn thảo Điều lệ Công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

 

- Soạn hợp đồng hợp tác kinh doanh của công ty có vốn đầu tư nước ngoài

 

- Lập giải trình về điều kiện tài chính và cơ sở máy móc kỹ thuật để làm đề án xin thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

 

- Soạn thảo danh sách sáng lập viên công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

 

- Biên bản họp công ty về việc góp vốn của sáng lập viên công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

 

- Giấy chứng nhận góp vốn cho từng cổ đông công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

 

- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

 

- Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

 

- Sổ đăng ký thành viên sáng lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

 

Đề nghị hướng dẫn phân biệt việc áp dụng pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp tại Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài?

Trước hết cần phải nhận diện về ‘’nhà đầu tư nước ngoài’’, về hoạt động ‘’đầu tư trực tiếp’’ và hoạt động ‘’đầu tư gián tiếp’’ tại Việt Nam theo Luật Đầu tư 2005 như sau :

Theo khoản 5 Điều 3, ‘’nhà đầu tư nước ngoài’’ là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam gồm doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trước khi Luật Đầu tư có hiệu lực; tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú tại Việt Nam và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Theo khoản 2 của Điều này, ‘’đầu tư trực tiếp’’ là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư;

Và khoản 3 của Điều này quy định “đầu tư gián tiếp” là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các gíây tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

Như vậy, ‘’đầu tư trực tiếp’’ và “đầu tư gián tiếp” phân biệt theo 2 đặc điểm chính của hình thức bỏ vốn và quản lý, cụ thể là:

 

 

‘’đầu tư trực tiếp’’

“đầu tư gián tiếp”

1. Hình thức bỏ vốn

- Góp vốn
- Vay vốn

- Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các gíây tờ có giá khác

- Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán

- Thông qua các định chế tài chính trung gian khác

2. Hình thức quản lý

trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.                             

 

2. Về pháp luật điều chỉnh:

2.1. Đối với “đầu tư trực tiếp”, trường hợp ‘’nhà đầu tư nước ngoài’’ là doanh nghiệp:

Thủ tục hồ sơ thành lập doanh nghiệp (hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn/hoặc công ty cổ phần/hoặc công ty hợp danh) theo quy định của Luật Doanh nghiệp, của Nghị định số 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký kinh doanh; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư và các văn bản có liên quan;

Thủ tục hồ sơ dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư , Luật chuyên ngành và các văn bản có liên quan.

2.2. Đối với “đầu tư gián tiếp”:

(i) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua một phần vốn góp/cổ phần của các thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp Việt Nam; Theo đó, không thay đổi pháp nhân, không thay đổi vốn (tài sản) doanh nghiệp, chỉ thay đổi cơ cấu sở hữu tài sản trong doanh nghiệp và như vậy, không phải thực hiện công đoạn thành lập doanh nghiệp; doanh nghiệp đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Chương V Nghị định số 88/2006/NĐ-CP đối với các thủ tục có liên quan.

(ii) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua toàn bộ vốn góp/cổ phần của các thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp Việt Nam; theo đó thay đổi chủ sở hữu, không thay đổi pháp nhân và vốn (tài sản) của doanh nghiệp :

Như vậy, không phải thực hiện công đoạn thành lập doanh nghiệp, nhưng thay đổi chủ sở hữu; doanh nghiệp đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh về các thủ tục có liên quan theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 88/2006/NĐ-CP; Nhà đầu tư nước ngoài báo cáo Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án quy định tại Điều 40 của Nghị định 108/2006/NĐ-CP để đăng ký lại như đối với quy định cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

(iii) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư (thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh) theo quy định tại Điều 51, 52 Nghị định 108/2006/NĐ-CP tại Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án quy định tại Điều 40 của Nghị định này. 

Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2005 là khung luật pháp, chính sách về điều kiện đầu tư, kinh doanh áp dụng chung đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; đề nghị cho biết những quy định áp dụng riêng đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ?

Luật Đầu tư 2005 khẳng định nguyên tắc bình đẳng, đảm bảo quyền chủ động, tự quyết định của nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư và từng bước thống nhất điều kiện đầu tư, kinh doanh áp dụng chung đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, để phù hợp với lộ trình đã cam kết trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp đặc thù của nhà đầu tư nước ngoài, pháp luật đầu tư quy định một số nội dung áp dụng riêng đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khác biệt so với dự án đầu tư trong nước, cụ thể về 6 quy định sau:

1. Về lĩnh vực đầu tư có điều kiện

2. Về thẩm quyền chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư

3. Quy định áp dụng riêng cho nhà đầu tư­ n­ước ngoài trong việc thành lập tổ chức kinh tế

4. Về thủ tục đầu tư

5. Về đầu mục hồ sơ dự án đầu tư

6. Về địa điểm thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh

Đề nghị cho biết những quy định áp dụng riêng đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về lĩnh vực đầu tư có điều kiện?

Pháp luật đầu tư quy định một số nội dung áp dụng riêng về lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khác biệt so với dự án đầu tư trong nước. Cụ thể là ngoài quy định chung về lĩnh vực đầu tư có điều kiện tại Điều 29 của Luật Đầu tư, dự án có vốn đầu tư­ nước ngoài thuộc các lĩnh vực quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP phải đáp ứng điều kiện và Điều ­ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
 

Đề nghị cho biết những quy định về thẩm quyền chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng riêng đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam?

Pháp luật về đầu tư 2005 quy định chung việc phân cấp cấp Giấy chứng nhận đầu tư về Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;

Tại Điều 37 Nghị định 108/2006/NĐ-CP, quy định chung việc dự án đầu tư vào một số lĩnh vực quan trọng, dự án có quy mô lớn do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương đầu tư; bên cạnh đó tại khoản 3 của Điều 37 này quy định thêm đối với dự án có vốn đầu t­ư nư­ớc ngoài đầu tư vào 4 lĩnh vực: (i) kinh doanh vận tải biển, (ii) thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và internet; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng, (iii) in ấn, phát hành báo chí, xuất bản và (iv) thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

Đề nghị cho biết những quy định trong việc thành lập tổ chức kinh tế áp dụng riêng cho nhà đầu tư nước ngoài?

Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập doanh nghiệp theo các hình thức quy định tại Luật Doanh nghiệp, chỉ có quy định riêng đối với trường hợp thành lập doanh nghiệp theo hình thức công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân theo quy định sau:

a) Đối với hình thức công ty cổ phần, thì chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải là cổ đông sáng lập, trường hợp có nhiều chủ doanh nghiệp thì ít nhất phải có một chủ doanh nghiệp là cổ đông sáng lập (Điều 11 Nghị định 101/2006/NĐ-CP).

b) Việc nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân thực hiện theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ (Điều 87 Nghị định 108/2006/NĐ-CP).

Đề nghị cho biết những quy định về thủ tục đầu tư, đầu mục hồ sơ dự án đầu tư và địa điểm thực hiện thủ tục đầu tư, đăng ký kinh doanh áp dụng riêng cho nhà đầu tư nước ngoài?

1. Về thủ tục đầu tư:

Dự án đầu tư trong nước có quy mô dưới 15 tỷ đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện không phải đăng ký đầu tư (Điều 42 và 43 Nghị định 108/2006/NĐ-CP);

Dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô dưới 300 tỷ đồng (kể cả dưới 15 tỷ đồng) và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện đều phải đăng ký đầu tư (Điều 44 Nghị định 108/2006/NĐ-CP).

2. Về đầu mục hồ sơ dự án đầu tư:

Ngoài quy định chung tại Mục II Chương V Nghị định 108/2006/NĐ-CP về đầu mục hồ sơ dự án đầu tư, đối với nhà đầu tư nước ngoài còn phải thực hiện quy định sau đây:

- Lần đầu đầu tư tại Việt Nam phải có dự án đầu tư;

- Nộp bổ sung các hồ sơ quy định tại Mục IV Chương V Nghị định 108/2006/NĐ-CP

3. Về địa điểm thực hiện thủ tục đầu tư, đăng ký kinh doanh:

Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước và dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh hoặc Ban quản lý KCN, KCX, KCNC, KKT theo Điều 40 Nghị định 108/2006/NĐ-CP.

Theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp (Điều 20 của Luật Doanh nghiệp) và về đầu tư (Điều 50 của Luật Đầu tư), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Cơ quan quản lý đầu tư cấp chứng nhận đầu tư và quản lý theo địa bàn thực hiện dự án đầu tư; theo đó, địa điểm thực hiện thủ tục được quy định như sau:

a) Dự án đầu tư trong nước:

- Thực hiện các thủ tục về đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh;

- Thực hiện các thủ tục đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh hoặc Ban quản lý KCN, KCX, KCNC, KKT.

- b) Dự án có vốn đầu tư nước ngoài: Thực hiện các thủ tục đầu tư và đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh hoặc Ban quản lý KCN, KCX, KCNC, KKT.

Lĩnh vực cấm đầu tư có phải là ngành, nghề cấm kinh doanh không?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư (khoản 2 Điều 4). Như vậy, hoạt động đầu tư nằm trong hoạt động kinh doanh, theo đó chịu điều chỉnh đối với ngành, nghề kinh doanh bị cấm đồng thời được điều chỉnh theo Luật Đầu tư.

Luật Doanh nghiệp (Điều 7) quy định doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại pháp luật về chuyên ngành, bao gồm cả pháp luật về đầu tư và Điều 4 Luật Đầu tư đã quy định nhà đầu tư được đầu tư trong các lĩnh vực ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

Căn cứ pháp lý để xác định lĩnh vực cấm đầu tư và ngành, nghề cấm kinh doanh?

Theo pháp luật hiện hành, căn cứ pháp lý để xác định lĩnh vực cấm đầu tư và ngành, nghề cấm kinh doanh theo quy định sau:

1. Tại khoản 3 Điều 7 Luật doanh nghiệp quy định cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề kinh doanh bị cấm.

Hiện nay, việc xác định ngành, nghề cụ thể cấm kinh doanh để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh áp dụng theo quy định tại:

(i) Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;

(ii) Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

2. Tại Điều 30 của Luật Đầu tư quy định cấm các dự án đầu tư vào 4 lĩnh vực bị cấm hoạt động kinh doanh theo Điều 7 Luật doanh nghiệp nêu tại khoản a trên đây, các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế.

Hiện nay, việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư xác định ngành, nghề cấm đầu tư căn cứ theo Danh mục 12 ngành, nghề thuộc 4 lĩnh vực cấm đầu tư tại Phụ lục D ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Sự khác biệt giữa doanh nghiệp có vốn ĐTNN theo hình thức công ty TNHH theo Luật Đầu tư nước ngoài trước đây và doanh nghiệp có vốn ĐTNN theo hình thức công ty TNHH theo Luật Doanh nghiệp hiện nay? Những vấn đề gì cần lưu ý?

Sự khác biệt của loại hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài trước đây và Luật Doanh nghiệp tại những nội dung sau:

1.Điểm giống nhau

a) Việc phân định quyền lợi và trách hiệm theo tỷ lệ góp vốn:

- Theo Luật Đầu tư nước ngoài (Điều 6, Điều 15): các Bên liên quan hoặc các nhà đầu tư tham gia góp vốn chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn (trừ những trường hợp có thỏa thuận khác quy định tại Hợp đồng liên doanh hoặc Điều lệ doanh nghiệp).

- Theo Luật Doanh nghiệp (Điều 38, Điều 63): các thành viên hoặc chủ sở hữu của công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp hoặc số vốn điều lệ của công ty.

b) Không được quyền phát hành cổ phần.

2. Điểm khác nhau: trong việc tổ chức quản lý doanh nghiệp

a) Theo Luật Đầu tư nước ngoài

- Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo của doanh nghiệp (Điều 11 Luật ĐTNN);

- Hình thức thông qua quyết định của HĐQT bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp HĐQT;

- Nguyên tắc quyết định của HĐQT (Điều 14 Luật ĐTNN):

+ Đối với những vấn đề quan tọng (bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất; sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp) theo nguyên tắc nhất trí;

+ Đối với những vấn đề khác theo nguyên tắc đa số thành viên có mặt tại cuộc họp.

b) Theo Luật Doanh nghiệp

- Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty TNHH hai thành viên trở lên (Điều 47 Luật Doanh nghiệp);

- Hình thức thông qua quyết định của HĐTV:

+ Biểu quyết tại cuộc họp của HĐQT;

+ Lấy ý kiến bằng văn bản;

+ Hoặc hình thức khác theo quy định tại Điều lệ Công ty.

- Nguyên tắc quyết định của HĐTV (Điều 52 Luật Doanh nghiệp)

+ Hình thực biểu quyết tại cuộc họp HĐTV đối với những vấn đề: (i) sửa đổi, bổ sung Điều lệ, (ii) quyết định phương hướng phát triển, (iii) bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐTV, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, (iv) thông qua báo cáo tài chính hàng năm và (v) tổ chức lại hoặc giải thể công ty; Quyết định thông qua đối với từng trường hợp và theo nguyên tắc được ít nhất 65% tổng số vốn góp của thành viên dự họp chấp hành quy định tại Điều lệ, trường hợp bán tài sản, sửa đổi Điều lệ, tổ chức lại công ty phải đạt ít nhất 75% tổng số vốn góp của thành viên dự họp chấp thuận quy định tại Điều lệ;

+ Hình thức lấy ý kiến bằng văn bản phải được ít nhất 75% vốn điều lệ chấp thuận quy định tại Điều lệ.

Cần lưu ý, kể từ 11/01/2007, những quy định (i) về số đại diện cần thiết để tổ chức cuộc họp, (ii) về hình thức thông qua quyết định và (iii) về các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định hoặc (iv) về tỷ lệ đa số phiếu cần thiết để thông qua quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội cổ đông do các bên tự thỏa thuận và quy định trong Điều lệ công ty phù hợp cam kết của Việt Nam gia nhập WTO.

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ:
 
CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ & SỞ HỮU TRÍ TUỆ
 
 
 

Liên hệ Tư vấn thủ tục; Hồ sơ; Báo phí:

Vui lòng gọi: 0983.372401 - 0914.900680

 

Websites:

http://giayphepkinhdoanh.org: Chuyên trang Lập cty, Thay đổi ĐKKD cty

http://dangkybanquyen.net.vn Chuyên trang Đăng ký Logo, Nhãn hiệu, Bản quyền

http://thutucdautu.net Chuyên trang Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

 

Văn phòng Giao dịch

Phòng 1003, Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, số 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04.3992.7805 - Email: LuatTueNguyen@gmail.com

 

Văn phòng Hà Nội

Địa chỉ: Phòng 1003, Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, số 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04.3992.7805

Hotline: 0983.372401 - 0914.900680

Email: luattuenguyen@gmail.com

Văn phòng tại TP.HCM

Địa chỉ: Số 79, phố Trương Định, phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM

Hotline: 0983.372401 - 0914.900680

Thực thi Quyền Sở hữu trí tuệ

Văn phòng Hà Nội - Xem Bản đồ

Địa chỉ: Phòng 1003, Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, số 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04.3992.7805

Hotline: 0983.372401 - 0914.900680

Email: LuatTueNguyen@gmail.com

Văn phòng TP.HCM - Xem Bản đồ

Địa chỉ: Số 79 Trương Định, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM

Hotline: 0914.900680

Email: LuatTueNguyen@gmail.com

Công ty Luật tư vấn và đại diện Quý khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý về Doanh nghiệp (Thành lập, sửa đổi, sáp nhập, giải thể v.v..), Sở hữu trí tuệ (Bảo hộ logo, bản quyền, sáng chế, xử lý vi phạm....), Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Xin cấp, Điều chỉnh GCN Đầu tư, lập Công ty liên doanh...), Các loại giấy phép con (GP An toàn vệ sinh thực phẩm, ICP, Mạng XH trực tuyến, Sàn Giao dịch TM điện tử...)

Copyright © 2013. All rights reserved. / Thiết kế web HTSB